Xu hướng sử dụng xe điện sẽ ngày càng phổ biến và nhu cầu về sạc cho ô tô điện cũng gia tăng cùng chiều với sự phát triển này. Bạn đã sẵn sàng để bước vào tương lai xanh cùng cuộc cách mạng điện khí hoá chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những điều cần biết về lĩnh vực sạc ô tô điện, một phần quan trọng trong tiến trình này.
1. Tổng quan kiến thức về sạc ô tô điện
Biến đổi khí hậu, tác động của phát thải khí nhà kính và sự ấm lên toàn cầu ngày càng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. Do đó nhu cầu chuyển đổi từ sử dụng các nguồn năng lượng hoá thạch sang các nguồn tái tạo, sạch và thân thiện hơn với môi trường cũng vì thế trở nên cần thiết. Một trong số các giải pháp là thúc đẩy sự chuyển đổi công nghệ sang sử dụng xe ô tô điện đang dần trở thành xu hướng tất yếu. Trong đó, một hợp phần không thể thiếu đi kèm với quá trình này đó là, việc lắp đặt trạm sạc ô tô điện tại nhà hoặc nơi làm đang trở nên cấp thiết để đáp ứng kịp nhu cầu. Việc lắp đặt trạm sạc ô tô điện ở các vị trí trên không chỉ mang lại sự tiện lợi cho người sử dụng mà còn góp phần quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng cho xe điện.
Hiện nay, nhu cầu lắp đặt trạm sạc ô tô điện tại nhà hoặc nơi làm việc đang trở nên cấp thiết và ngày càng phổ biến. Ảnh: SACTOT.COM
Sở hữu một trạm sạc riêng mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Trước hết, nó mang đến sự thuận tiện tối đa khi bạn có thể sạc xe bất cứ lúc nào mà không cần phải di chuyển đến các trạm sạc công cộng. Điều này đặc biệt hữu ích vào những giờ cao điểm hoặc khi thời tiết không thuận lợi. Hơn nữa, việc sạc tại nhà còn giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí so với sạc ở các trạm công cộng, vốn thường có giá cao hơn so với giá điện sinh hoạt. Ngoài ra, trạm sạc tại nhà còn cho phép bạn kiểm soát tốt hơn quá trình sạc của xe, từ đó tối ưu hóa tuổi thọ pin và hiệu suất sử dụng. Bạn có thể lập lịch sạc vào những giờ linh hoạt, chẳng hạn như ban đêm, để tiết kiệm thời gian, chi phí hơn.
Hiện nay, có 3 loại trạm sạc ô tô điện phổ biến gồm:
- Trạm sạc ô tô điện cấp 1 (Level 1): Đây là mô hình trạm sạc đơn giản nhất, sử dụng dòng điện 120V AC hoặc 240V. Loại trạm sạc này có cường độ 12-16A. Ưu điểm của trạm sạc cấp 1 là chi phí lắp đặt thấp, cấu tạo đơn giản. Thế nhưng, nhược điểm lớn nhất là thời gian sạc lâu. Thông thường sẽ mất 16 - 20 giờ (điện áp 120V),hoặc 10 - 12 giờ (điện áp 240V) mới sạc đầy pin cho ô tô điện với những chiếc xe di chuyển tối đa khoảng 322km khi sạc đầy. [2]
- Trạm sạc ô tô điện cấp 2 (Level 2): Đây là loại trạm sạc pin ô tô sử dụng điện áp xoay chiều từ 208 đến 240V, với cường độ dòng điện 15-60A. Loại trạm sạc này thường lắp trong nhà. Ưu điểm của loại trạm sạc này là thời gian sạc nhanh hơn loại cấp 1, với 1 chiếc xe ô tô điện tương đương, bạn chỉ mất khoảng 4-7 giờ tuỳ theo công suất để sạc đầy. Thế nhưng, chi phí lắp đặt trạm sạc ô tô điện cấp 2 sẽ cao hơn loại cấp 1.
- Trạm sạc cấp 3 (Level 3): Loại trạm sạc này rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại các thành phố lớn, khu đô thị. Hệ thống trạm sạc được thiết kế với điện áp cao, giúp cho việc sạc pin ô tô nhanh chóng, đồng thời được nhiều phương tiện một lúc. Cường độ dòng điện trạm sạc cấp 3 lên tới 400A. Bạn chỉ cần tối đa 1 giờ là có thể sạc đủ pin EV từ mức cạn kiệt đến đầy để sử dụng. [2]
2. Xác định ngân sách cho trạm sạc
Khi quyết định lắp đặt trạm sạc ô tô điện, việc xác định ngân sách là bước quan trọng đầu tiên. Chi phí cho một trạm sạc có thể dao động đáng kể, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như công suất, tính năng, hay thương hiệu.
2.1. Công suất sạc và tính năng mở rộng
Công suất sạc là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá thành của các trạm sạc. Với các trạm sạc có công suất cao hơn sẽ sạc nhanh hơn nhưng cũng đắt hơn. Ví dụ, một trạm sạc tiêu chuẩn có công suất từ 3KW đến 7kW, phù hợp cho hầu hết các hộ gia đình, thường có giá dao động từ 10 đến 20 triệu đồng. Trong khi, giá trạm sạc AC có công suất từ 11KW đến 22KW thường dao động từ 25 triệu đến 40 triệu đồng, tùy thuộc vào có thêm các tính năng thông minh đi kèm khác như quản lý qua ứng dụng App điện thoại, chế độ sạc tự động, v.v. Trong khi đó, các trạm sạc nhanh với công suất cao hơn, thích hợp cho doanh nghiệp hoặc các điểm sạc công cộng, có thể có mức giá cao hơn nhiều, thậm chí lên đến hàng trăm triệu đồng. Lấy ví dụ với các trạm sạc DC có công suất trên 40KW thậm chí có mức giá từ 50 triệu đồng đến 245 triệu đồng hoặc cao hơn tùy thuộc vào kiểu dáng, tính năng mở rộng và thương hiệu.
Công suất là yếu tố tiên quyết để quyết định giá thành của một trạm sạc
2.2. Thương hiệu
Thương hiệu và chất lượng của thiết bị cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cả. Các thương hiệu uy tín đến từ các nhà sản xuất như Autel, Besen, StarCharge, Teison thường có giá cao hơn nhưng đảm bảo về độ bền và hiệu suất. Bên cạnh đó, các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt như khả năng chống thấm nước cho bộ sạc ngoài trời hoặc tính năng kết nối thông minh cũng đóng góp vào gia tăng chi phí đầu tư lắp đặt.
Thương hiệu Autel và Besen thường có giá cao hơn nhưng độ bền và hiệu suất cao hơn. Ảnh: SACTOT.COM
Ngoài ra, bạn cũng cần tính đến chi phí lắp đặt và các chi phí phát sinh khác. Điều này có thể bao gồm việc nâng cấp hệ thống điện trong nhà nếu cần thiết, chi phí đi dây và lắp đặt thiết bị. Tùy thuộc vào độ phức tạp của công việc, chi phí này có thể chiếm từ 10% đến 15% tổng chi phí của dự án.
3. Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn một bộ sạc
Khi lựa chọn trạm sạc ô tô điện cho nhu cầu của mình, có nhiều yếu tố quan trọng cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo bạn đầu tư phù hợp và hiệu quả.
Đầu tiên là việc cân nhắc lựa chọn sản phẩm có công suất sạc phù hợp với nhu cầu và dòng xe điện đang sử dụng. Đây là yếu tố then chốt quyết định tốc độ sạc của xe. Công suất sạc cần đáp ứng nhiều tiêu chí cả khách quan lẫn chủ quan, phù hợp với nhu cầu sử dụng và loại xe của bạn. Cụ thể, nếu bạn thường xuyên sử dụng xe và cần sạc nhanh, một trạm sạc có công suất cao hơn sẽ là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sử dụng xe cho các chuyến đi ngắn và có thể sạc qua đêm, một trạm sạc tiêu chuẩn với công suất thấp hơn có thể đủ đáp ứng nhu cầu.
Tính năng an toàn là một yếu tố không thể bỏ qua khi lựa chọn trạm sạc. Hãy đảm bảo rằng trạm sạc bạn chọn có các tính năng bảo vệ quan trọng như chống quá tải, quá nhiệt và chống giật điện. Một số trạm sạc còn có tính năng tự động ngắt khi phát hiện lỗi, rò rỉ điện giúp bảo vệ cả xe và hệ thống điện của bạn.
Sự an toàn của trạm sạc đối với tính mạng con người là yếu tố không được bỏ qua. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng
Thương hiệu và chất lượng của trạm sạc cũng đóng vai trò quan trọng. Các thương hiệu uy tín như StarCharge, Autel, Teison, hay Besen thường cung cấp sản phẩm có chất lượng cao, độ bền tốt và được bảo hành đầy đủ. Mặc dù có chi phí cao hơn ban đầu, nhưng đầu tư vào một thương hiệu tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay thế trong dài hạn.
Khả năng tương thích cũng là một yếu tố cần xem xét. Hãy chắc chắn rằng trạm sạc bạn chọn tương thích với loại xe điện của bạn. Một số trạm sạc có thể tương thích với nhiều loại xe khác nhau, trong khi một số khác có thể chỉ hoạt động tốt với một số mẫu xe cụ thể.
Cuối cùng, hãy xem xét các tính năng bổ sung như khả năng kết nối Wi-Fi, ứng dụng quản lý thông minh qua App trên điện thoại di động để theo dõi và quản lý quá trình sạc, hoặc tính năng lập lịch sạc thông minh, v.v. Những tính năng này giúp bạn tối ưu hóa việc sử dụng trạm sạc và tiết kiệm thời gian và chi phí điện năng.
4. Chi phí lắp đặt và phí bảo trì
Khi xem xét việc lắp đặt trạm sạc ô tô điện, điều quan trọng là phải tính đến không chỉ chi phí thiết bị mà còn cả chi phí lắp đặt và bảo trì trong dài hạn. Những chi phí này có thể ảnh hưởng đáng kể đến tổng ngân sách của dự án.
Tùy thuộc vào độ phức tạp của công việc và vị trí lắp đặt, chi phí có thể dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Ảnh: Năng lượng Việt Nam online
Chi phí lắp đặt bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Đầu tiên là chi phí nhân công cho việc lắp đặt trạm sạc. Tùy thuộc vào độ phức tạp của công việc và vị trí lắp đặt, chi phí này có thể dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Nếu hệ thống điện hiện tại của bạn cần được nâng cấp để đáp ứng yêu cầu của trạm sạc, điều này sẽ làm tăng thêm chi phí. Ví dụ, việc lắp đặt một cầu dao riêng hoặc nâng cấp bảng điện có thể cần thiết.
Chi phí lắp đặt trạm sạc ô tô điện không giống nhau ở các cấp độ trạm sạc. Nếu lắp đặt trạm sạc với nguồn điện 1 pha thì chi phí giao động khoảng 7 triệu đến 10 triệu đồng trở lại. Thế nhưng, nếu lắp đặt trạm sạc cấp 2 đòi hỏi nguồn điện 3 pha thì chi phí sẽ cao hơn. Và đối với trạm sạc xe điện cấp 3, thường chủ đầu tư là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, chi phí đầu tư mang tính thương mại, cần tính toán chi phí tổng thể.
Ngoài ra, chi phí vật tư như dây cáp, ống dẫn, và các phụ kiện khác cũng cần được tính đến. Nếu trạm sạc được lắp đặt ở vị trí xa bảng điện chính, chi phí này có thể tăng lên đáng kể do cần nhiều dây cáp và công việc đi dây phức tạp hơn.
Về phí bảo trì, mặc dù các trạm sạc hiện đại thường không yêu cầu nhiều bảo dưỡng, nhưng vẫn cần tính đến chi phí kiểm tra định kỳ và sửa chữa khi cần thiết. Một số nhà cung cấp có thể đề xuất gói bảo trì hàng năm, bao gồm việc kiểm tra an toàn và hiệu suất của trạm sạc. Chi phí này thường dao động từ 500 nghìn đến 2 triệu đồng mỗi năm, tùy thuộc vào loại trạm sạc và mức độ dịch vụ.
Những trạm sạc có kết cấu đơn giản sẽ giúp giảm thời gian và chi phí lắp đặt. Ảnh: Báo Dân Trí
Để tối ưu chi phí, bạn nên cân nhắc chọn trạm sạc dễ lắp đặt và có yêu cầu bảo dưỡng tối ưu. Một số trạm sạc được thiết kế với cấu trúc đơn giản, giúp giảm thời gian và chi phí lắp đặt. Ngoài ra, việc chọn vị trí lắp đặt gần với bảng điện chính cũng có thể giúp giảm chi phí đáng kể.
5. Giải pháp tối ưu ngân sách
Để tối ưu ngân sách khi lắp đặt trạm sạc ô tô điện, có nhiều giải pháp mà bạn có thể cân nhắc. Những giải pháp này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí ban đầu mà còn đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài.
Một trong những cách hiệu quả nhất để tiết kiệm chi phí là tìm kiếm các gói lắp đặt trọn gói. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ và giải pháp này, bao gồm cả SACTOT.COM, thường đưa ra các gói dịch vụ đầy đủ bao gồm cả thiết bị, lắp đặt và bảo hành. Những gói này thường có giá cả cạnh tranh hơn so với việc mua từng hạng mục riêng lẻ. Hơn nữa, việc lắp đặt gói trọn gói cũng giúp bạn tránh được những chi phí phát sinh không mong muốn trong quá trình lắp đặt.
Bạn cũng nên chú ý đến các chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi từ nhà cung cấp. Nhiều công ty thường xuyên tổ chức các đợt giảm giá hoặc tặng kèm dịch vụ bảo trì miễn phí khi mua trạm sạc. Đăng ký nhận thông báo từ các nhà cung cấp uy tín như SACTOT.COM để giúp bạn nắm bắt được những cơ hội tiết kiệm này.
Một chiến lược đầu tư thông minh khác là cân nhắc chi phí dài hạn. Mặc dù các trạm sạc chất lượng cao thường có giá thành cao hơn ban đầu, nhưng chúng thường bền bỉ hơn và ít yêu cầu bảo trì hơn. Điều này có nghĩa là trong dài hạn, bạn có thể tiết kiệm được chi phí sửa chữa và thay thế.
6. Tư vấn địa chỉ mua và lắp đặt uy tín
Việc lựa chọn một đơn vị cung cấp và lắp đặt trạm sạc ô tô điện uy tín đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng, chi phí và tuổi thọ của xe điện. Một quyết định sai lầm có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc như trục trặc kỹ thuật, giảm tuổi thọ pin, thậm chí là nguy hiểm cho người sử dụng.
SACTOT.COM cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với mức giá cạnh tranh. Ảnh: SACTOT.COM
SACTOT.COM là một trong những thương hiệu được điều hành bởi Công ty Cổ phần Công nghệ Minh Trang. Công ty được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2016 chuyên kinh doanh các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ xanh và các giải pháp thông minh, thân thiện với môi trường. Với tham vọng thúc đẩy quá trình điện khí hoá trong ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam, SACTOT.COM tập trung vào cung cấp các thiết bị sạc xe điện tiên tiến, đồng thời phát triển các giải pháp đổi mới, hỗ trợ tư vấn, lắp đặt và bảo trì toàn diện. Tại SACTOT.COM, quý khách tìm thấy nhu cầu được đáp ứng về sạc cho những chiếc ô tô điện hiện đại, các trải nghiệm dịch vụ hỗ trợ an toàn, hiệu quả và tiện lợi.
SACTOT.COM cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với mức giá cạnh tranh. Chúng tôi luôn đặt lợi ích và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, đồng thời không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, tìm hiểu và cập nhật các xu hướng mới nhất với trọng tâm vào các sản phẩm về sạc ô tô điện và các tiện ích công nghệ hợp thời.
7. Kết luận
Với những thông tin cung cấp ở trên, có thể thấy việc lựa chọn một bộ sạc ô tô điện phù hợp không chỉ đơn thuần là giải quyết nhu cầu mua sắm, mà còn là một khoản đầu tư thông minh cho tương lai. Ngày nay, sự đa dạng về mẫu mã, công suất và giá cả sản phẩm trên thị trường đòi hỏi người tiêu dùng cần có sự lựa chọn thông mình và cách tốt nhất là tìm kiếm hỗ trợ từ các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với SACTOT.COM để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Tham khảo thêm: